Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Hướng dẫn sử dụng CPU-Z

CPU-Z giúp bạn xem được tên nhà sản xuất, dòng chipset, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, có bao nhiêu core … nhờ đó bạn có thể kiểm tra được các thông tin về chipset của mình và biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không, …Ngoài ra, CPU-Z còn cho biết thêm các thông tin về mainboard, memory (ram) để bạn đối chiếu về sự tương thích giữa chúng với chipset.
Một số thông tin về phần mềm CPUZ:

* Thẻ CPU





 Đây là thẻ CPU đùng để xem các thông tin về cpu của bạn.
- Name: nhãn hiệu của CPU mà máy bạn đang sử dụng vd: AMD Athlon 64 X2 4000+,Intel Celeron,Intel Pentium 4 519, Intel core 2 duo e7500, intel core i5 750, intel core i7 975, intel core i3 540 ...

- Code name: tên mã của loại CPU mà bạn đang sử dụng vd: Prescott,Conroe - L,Toledo, Westmere, Bloomfield, clarkdale...

- Package: loại chân cắm CPU vd: socket 775 LGA, socket 939, 1366 (core i7 dòng 9XX), 1156 (là socket dùng cho những CPU như i3, i5, một số là i7 sau này..)

- Technology: kích thước của nhân CPU vd 90nm, 65nm, 45nm, 32nm, 22nm (hiện chưa có trên thị trường)

- Voltage: điện áp nuôi CPU

- Specification: Tên của CPU mà máy của bạn đang sử dụng vd: intel core i3 CPU 540 3.07GHZ 

- Family,Ext. Family, Model,Ext.Model,Stepping,Revision: bạn có thể hiểu sơ là CPU này nằm trong dòng nào (chúng ta không cần quan tâm nhiều đến thông số này).

- Instructions: Các tập lệnh mà CPU này hỗ trợ vd:CPU Intel thường có cách tập lệnh sau MMX,SSE,SSE2,SSE3,EM64T, VT-x,... (những CPU sau này có rất nhiều tập lệnh được hỗ trợ, giúp cho việc vận hành, mã hóa, giải mã dữ liệu được nhanh hơn)

- Core Speed: đây là tốc độ của con CPU bạn đang sử dụng (một số dòng CPU có công nghệ điều chỉnh xung nhịp nên có thể tốc độ thực tế ở khung này không bằng tốc độ mặc định của CPU, chỉ khi dùng chương trình cần nhiều tài nguyên CPU thì tốc độ mới tự động được đẩy lên tối đa)

- Multiplier: Hệ số nhân. Nó ko liên quan đến việc OC. Việc thay đổi HSN cho phép CPU thay đổi tốc độ hoạt động phù hợp với yêu cầu, giúp tiết kiệm điện. Hay nói cách khác là CPU có khả năng tự thay đổi HSN và Voltage để tiết kiệm điện hơn, mà ko cần tác động từ phía người dùng. HSN cũng đóng vai trò lớn trong OC, nhưng việc thay đổi ở đây là tự động, do các công nghệ C1E, EIST, Turbo Boost... (i3 ko có Turbo boost).

LƯU Ý: KHI OVERCLOCK CPU ĐÒI HỎI CÁC BẠN PHẢI CÓ 1 SỐ KIẾN THỨC VỀ CÁCH THỨC OVERCLOCK CPU NẾU KHÔNG SẼ DỄ DẪN ĐẾN TRƯỜNG HỢP CHÁY CPU do vấn đề về nhiệt độ tăng cao mà không có tản nhiệt phù hợp.

- Bus Speed: tốc độ xung nhịp chuẩn

-QPI link: đây là tốc độ giao tiếp giữa CPU và Chipset, dòng i7 9xx thì dùng tuyết giao tiếp QPI (tốc độ lý thuyết có thể tới 6,4GT/s) những dòng i3, i5, i7 dùng socket 1156 thì thay thế tuyến QPI thành DMI, tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và PCH (như chipset ở những main board 3 chip) có thể ở mức 4,8GT/s

* Thẻ caches


Thẻ caches bộ nhớ đệm của CPU
- L1 Data, L1 Code: băng thông L1 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache

- Level 2 : băng thông của L2 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
...(một số dòng CPU sau này còn có L3cache..)
Trong thẻ Cache: L2 cache càng lớn thì CPU hoạt động nhanh hơn

* Thẻ Mainboard


Thẻ Mainboard dùng để xem thông tin về main của bạn.
- Manufacturer: tên nhà sản xuất ra loại mainboard

- Model: tên loại mainboard

- Chipset: tên loại chipset trên main

- Southbridge: tên chip cầu nam (một số dòng main board sau này trên socket 1156 sẽ không có chipset này do main chỉ còn CPU và 1 con chip gọi là PCH (Platform Controller Hub) thay thế vai trò của Chipset cũ)

* Thẻ Memory


Thẻ này nói về ram mà bạn đang sử dụng trong máy

- Type: loại ram mà máy bạn đang sử dụng

- Size: dung lượng ram của máy bạn

- Channels #: Số lượng ram cắm trên máy Single hoặc Dual hoặc Triple...

- Frequency: tốc độ chuẩn của ram

nếu máy bạn sử dụng loại ram DDR thì tốc độ bạn lấy số này x2 sẽ ra tốc độ bus của Ram
nếu máy bạn sử dụng loại ram SDRam thì ko cần x, lúc này con số trên khung Frequency là tốc độ bus của Ram

* Thẻ SPD 



Thẻ này nói chi tiết hơn về ram của bạn
Mục Memory Selection: số slot cắm ram trên mainboard, bạn chỉ cần chọn khe nào để kiểm tra cây ram đang cắm trên đó

Module Size: dung lượng của cây ram
MaxBandwith: băng thông (bus) của ram
Manufacturer: tên nhà sản xuất
Part Number: gần như là mã của ram đựơc nhà sản xuất quy ước
Manufacturing Date: ngày xuất xưởng của thanh ram. 




5 nhận xét: