Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

* Những phần mềm cần thiết



- FJF








- Nikita 5.6.0        Easy Online TV   Xem Tivi

- Unikey    /    Vietkey 2007


- Deepfreeze 7      /     Driver Vaccine    /      Shadown Defender

- Phá băng     UnDeepfreeze 4, 5, 6   /  Undeepfree 6   /   UnDeepfreeze 7     /    Driver Vaccine

- Hmonitor


* Sửa lỗi không vô được CMD

Khắc phục:
Vào Run gõ lệnh gpedit.msc ==> ở cửa sổ Group Policy > chọn User Configuration > Administrative Templates > System :
- Prevent access to the command prompt ==> double-click chọn Disable > OK.
- Prevent access to Registry Editing Tools ==> double-click chọn Disable > OK.

Sau đó vào Run gõ lệnh gpupdate /force ==> Finish

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

* Sữa lổi tất cả Icon trên destop bị bôi đen

Bấm chuột phải lên Desktop -> Properties -> Desktop -> Cutomize Desktop...-> Web -> bỏ chọn tất cả check!   OK

Tạo USB Hiren’s Boot

B1: Kết nối USB với máy tính

B2: Download file usb_format và Extract file ra:

Link download usb_format:
http://www.hiren.info/download/freeware/usb_format.zip

Chạy chương trình này lên với giao diện như sau: (với Windows VistaWindows 7 tùy trường hợp, các bạn phải Click phải vào file usb_format.exe chọn Run as administrator rồi làm theo hướng dẫn)
Chọn ổ đĩa cần format (1): nếu có nhiều ổ usb đang cắm vào máy hoặc nhiều ổ cứng trên máy, các bạn chú ý chọn chính xác ổ usb muốn làm boot, không thì toi cơm :o

Chọn file system là Fat 32 (2), đặt tên ở Volume Label ví dụ: BOOTCD_USB, sau đó Start (3) như hình trên để format ổ USB BOOT.

B3: Download file sau rồi giải nén được thư mục grub4dos, sau đó chạy chương trình grubinst_gui.exe trong thư mục đó (Với Windows Vista và Windows 7 cũng thao tác giống file usb_format.exe) rồi làm theo hình hướng dẫn:

Link down Grub4dos:
http://www.hiren.info/download/dos-files/grub4dos.zip
(1) Chọn ổ USB cần làm Boot, (2) Click Refresh nếu phần Part List không có gì, (3) nếu có chọn Whole Disk (MBR) như trong hình, (4) Install để tiến hành cài đặt.

Sau khi Click Install để cài đặt sẽ có một cửa sổ Command Prompt hiện ra báo Install Success (đã cài đặt thành công), các bạn nhấn Enter để thoát khỏi chương trình.

Vào nơi giải nén file Grub4dos.zip vừa Down về khi nãy, Copy các file sau: grldr menu.lst vào USB BOOT của bạn.

B4: Tìm và download file ISO của Hiren's Boot ra: (vào Google mà search Hiren Boot nhá)
Các bạn dùng WINRAR hoặc UltraISO tùy ý, giải nén file ISO của phiên bản vừa download về rồi Copy Folder HBCD và file autorun.inf vào USB BOOT của bạn.
B5: Reset lại máy, vào BIOS Setup thiết lập First Boot là USB Flash Disk sau đó nhấn F10 để Save và khởi động lại để Boot vào USB Hiren’s Boot. (cái này tùy vào main board có support USB Boot không nữa nhá, thông thường các main đời mới giờ có hết, các main cũ thì bó hand)

                                                                                                           Sưu tầm

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Cải thiện tốc độ Boot của Win XP

Hàng loạt các dịch vụ được load cùng lúc với khởi động, càng nhiều thì việc khởi động máy càng bị trì hoãn, cho dù đó là một hệ thống máy mới hoàn toàn. Một thủ thuật nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ khởi động WinXP mà không làm ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của nó.
- Vào “Start” chọn “Run…”, gõ “notepad”, nhấn Enter. Trong Notepad, soạn thảo một nội dung sau: “del C:\windows\prefetch\ntosboot-*.* /q” (không có dấu ngoặc kép, và trước “/q” chú ý có 1 khoảng trắng). Lưu lại với tên là “ntosboot.bat” (lưu trong ổ C). Nếu Windows của bạn được cài đặt ở ổ đĩa khác, thì hãy thay ký tự “C” bằng ký tự ổ đĩa hệ thống của bạn.
- Lại vào “Start” chọn “Run…”, gõ “gpedit.msc” để mở cửa sổ “Group Policy”.
- Click vào nút dấu cộng đứng trước mục “Windows Settings” phía dưới phần “Computer Configuration”, chọn “Scripts (Startup/Shutdown)”, nhấp đúp chuột vào mục “Shutdown” nằm ở cửa sổ bên phải.
- Một cửa sổ mới hiện ra, click “add”, “Browse”, chỉ định đường dẫn bạn đã lưu tập tin “ntosboot.bat”, sau đó click “Open”.
- Click “OK”, “Apply” và “OK” 1 lần nữa, thoát khỏi Group Policy.
- Vào “Start” chọn “Run…”, gõ “devmgmt.msc”.
- Trong cửa sổ Device Manager, nhấp đúp chuột vào mục “IDE ATA/ATAPI controllers”.
- Click chuột phải vào ““Primary IDE Channel” và chọn “Properties”.
- Hộp thoại hiện ra, chọn tab “Advanced Settings”, trong 2 phần "Device 0", "Device 1", nếu phần nào có mục "Device Type" cho phép lựa chọn thì click chọn "None" thay vì "Auto Detection" -> OK.
- Tương tự như vậy cho “Secondary IDE channel”
Bây giờ bạn thử khởi động windows, tốc độ đã được cải thiện!
( vạch chạy lúc khởi động chỉ còn 1 lần thôi )

Hướng dẫn cấu hình TOTOLINK làm Repeater

        Wireless TOTOLINK với khả năng Repeater với bất kỳ nguồn phát nào, bất kỳ chế độ bảo mật mã hóa nào. Chỉ cần bạn biết password wifi của nguồn phát là bạn có thể sử dụng wireless TOTOLINk để repeater câu sóng dễ dàng







Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ TỪ CARD TEST MAIN

Yêu cầu tối thiểu cho card test này:
- Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có.
- Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt.
- Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu.
- 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test.
Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN
- Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy.
- Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi.
Các hạn chế của lọai card test main thường này:
Không hổ trợ cho các dòng main mới chipset từ 9xx trở lên, main ECS, INTEL, GIGABYTE đời mới có thể không nhận luôn hoặc báo mã lung tung và dừng chết ở các mã 26, C0, FF cho dù main có chạy hay không chạy.
Để khắc phục thì phải mua card xịn mắc tiền, để sử dụng rành đi rồi tính tiếp.
Trở lại với phần “Hướng dẫn sử dụng card test main – 2009 Version”
Khi một PC bị không hình không tiếng, dĩ nhiên đối với 1 bạn có kinh nghiệm thì sẽ làm một số thao tác như chùi RAM, chùi card VGA, thay thử CPU… cuối cùng kết luận hư main sau khi đã dùng hết tất cả các phép “lọai trừ”. <– Dạng này rất nhiều, gần như chiếm đa số và có một mẫu số chung là “không biết sử dụng card test main”.
Khi một máy tính không lên hình đến chổ tôi. Việc đầu tiên là tôi cũng cắm thử nguồn và bấm power nghe coi có tiếng gì không???
Nếu có tiếng BEEP thì đơn giản rồi đúng không? Nhiều bạn có kinh nghiệm chỉ cần nghe tiếng BEEP này là có thể xử lý được rồi.
Một trường hợp có tiếng BEEP nhưng có kinh nghiệm đến đâu cũng xử lý không được đó là:
Máy kêu BEEP dài (nghi lỗi RAM), tháo RAM ra thử vẫn BEEP dài, vệ sinh RAM cắm vào lại thì hết BEEP dài nhưng vẫn không lên hình.
Lỗi này có các nguyên do sau:
- Lỗi VGA (nếu VGA onboard thì chết chắc), nếu VGA rời thì có khả năng lỗi card VGA hoặc mất nguồn VGA trên main.
- Lỗi RAM
- Lỗi đường nguồn RAM trên main.
- Lỗi buss RAM
- Lỗi chip Bắc.
Bạn sẽ rất khó khăn khi xác định lỗi này nếu không có “card test main“. Có thể bạn sẽ dùng 1 thanh RAM khác và 1 card màn hình khác để “loại trừ”.
Nếu dùng card test main:
Nếu có tiếng BEEP thì đa phần là main + CPU đã chạy: Lỗi chỉ còn là RAM và VGA mà thôi, lúc này card test main sẽ chạy và hiện số lên rồi.
Nếu quan sát thấy card test main nhảy số: C0, C1… D0, D1… EA… 7F… FF thì 100% main + CPU + RAM đã chạy hoàn hảo vấn đề không lên hình là do lỗi VGA mà thôi. Thử vệ sinh khe cắm AGP, thay thử AGP khác. Nếu VGA On Board thì chia buồn luôn.
Nếu Card Test Main hảy số: C0, C1.. rồi dừng C5, C6 hay D5, D6, EA thì lỗi là do RAM, buss RAM, chip Bắc. Bỏ qua kiến thức về điện tử thì chỉ còn thay thử thanh RAM. Nếu vẫn không được thì lỗi có thể do buss RAM hoặc chip Bắc.
Rỏ ràng trong trường hợp này nếu không có card test main thì rất khó xác định thành phần nào bị lỗi.
Vậy nếu máy không có tiếng BEEP?
Kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ dùng lại ở các bước:
- Thay thử nguồn, RAM, CPU hoặc đem từng món sang máy khác mà thử… cuối cùng sau gần 30 phút đến 1 giờ thì kết luận hư main.
Nếu dùng card test main:
Trước tiên, tôi sẽ rút hết các dây cáp tín hiệu và cáp nguồn của tất cả thiết bị. Chỉ chừa lại đúng main + CPU + RAM + Card test Main. Bật máy và quan sát “card test main“.
Bỏ qua trường hợp hư nguồn ATX, và main không kich được nguồn vì 2 trường hợp này 1 là thay nguồn tốt là lọai trừ được ngay.
Bỏ qua luôn trường hợp kích nguồn quạt quay được chút xíu rồi tắt vì lỗi này 100% là do chập nguồn main.
Còn lại là kích nguồn, quạt quay nhưng không beep, không lên hình.
Quan sát Các led trên card test main:
- Các LED báo nguồn 5V, 12V, 3v3 thường là đầy đủ, chỉ thếu khi ta cắm card không tiếp xúc tốt mà thôi. <– Kết luận bộ nguồn ATX đủ.
- LED CLK: phải sáng <– Có xung clock. Mất, bị mất xung CLK. Kết luận main hư.
- LED RST: khi bật máy sẽ sáng rồi tắt là OK. Nếu không sáng luôn hoặc sáng hòai –> Mất xung reset –> Main hư. Nếu nó sáng rồi tắt thì bấm thử nút reset nếu nó tiếp tục sáng rồi tắt thì xung reset đã OK.
Quan sát các LED chức năng xong thì tiếp theo là theo dõi các LED 7 đoạn (LED hiện số):
- Nếu không hiện gì: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu hiện ngay FF hoặc C0: vẫn như trên: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu nhảy C0, C1 hoặc D0, D1: Lỗi này cũng do main và CPU chưa chạy, nhưng có thể do nguồn cấp cho CPU không ổn hoặc main không support CPU.
- Nếu card test báo lung tung (tắt mở lại thì báo lỗi khác) đa phần do lỗi BIOS hoặc card test đểu xuất code là Rác không có ý nghĩa gì.
- Nếu card test báo 26: đa phần là do card test đểu nên hiện lỗi sai. Thường gặp ở main INTEL và GIGABYTE.
- Card test báo 05, D6, C5 (tùy lọai BIOS) thì lỗi là do chính BIOS.
- Card test báo 7F: main đã chạy, đã lên hình, màn hình đang dừng tại thông báo bấm F1 để tiếp tục. Nếu cắm bàn phím rồi, nhấn phím F1 thì card test sẽ nhảy tiếp và báo FF là coi như main OK. Nếu vẫn chưa lên hình thì lỗi là do VGA mà thôi.

Chia ổ đĩa bằng Acronis Disk Director Suite

Set Bios để Boot từ CD/DVD F10 lưu lại cấu hình.

Ấn số 1 vào Disk Partition Tools ~> Ấn tiếp số Acronis Disk Director Suite 9.0


1.Tạo ổ phân chia và định dạng với Acronis Disk Director Suite -Ngay giao diện đầu tiên bạn chọn Manual Mode


Chia ổ C (Ổ chứa WIN)...


Sau đó bạn nhấn Alt + Z nhấn tiếp N ra xuất hiện hộp thoại Create Partition Wizad
Chia dung lượng ồ C (tùy bạn) ồ đây mình chia 10 GB ~> Next

Phần Partition type bạn lựa chọn Active (để ổ cứng có thể boot được) ~> Next


Phần File System có nhiều chuẩn như NTFS Fat Fat32 Linux .... tùy bạn chọn lựa...Mình khuyên bạn là nên chọn NTFS đề hạn chế lỗi. ~> Next

Phần Partition Labe bạn gõ tên nhãn đĩa vào


Nhấn Finish để kết thúc phần này

Ấn vào dòng Unallocated lập lại các bước trên để tạo các ổ D E F....


Riêng phần Partition type bạn chọn Logical cho các ổ đĩa D E F

Cứ tiếp tục quá trình để tạo ra các ổ đĩa....sau đó nhấn vào nút Commit (Là cờ) để hoàn thành quá trình tạo đĩa.
Đây là kết quả các ổ đĩa đã tạo (C D E)

2. Format ổ đĩa:                            Nhấn vào ổ đĩa cần Format ~> chọn biểu tượng Format như hình vẽ
Phần Partition Format bạn để mặc định như vậy ~> ok ~> sau đo nhấn Commit để hoàn thành quá trình Format.

3. Chuyển đổi dung lượng giữa các ổ đĩa: (ko làm mất dữ liệu)

                Ví dụ: Bạn có ổ C 10 GB ổ D 5 GB bạn muốn chuyển 1 phần dung lượng của ồ C sang D..
                Việc này rất hay là ko làm mất dữ liệu giữa các ổ đĩa.

                ổ C : ổ thu hẹp
                ổ D: ổ cần mở rộng


                Bạn nhất Alt + Z nhấn tiếp I
                Xuất hiện hộp thoại Selcet Partition to Increase Chọn ổ cần mở rộng


Check vào ổ đĩa cần thu hẹp (ổ D)


Hướng dẫn sử dụng CPU-Z

CPU-Z giúp bạn xem được tên nhà sản xuất, dòng chipset, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, có bao nhiêu core … nhờ đó bạn có thể kiểm tra được các thông tin về chipset của mình và biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không, …Ngoài ra, CPU-Z còn cho biết thêm các thông tin về mainboard, memory (ram) để bạn đối chiếu về sự tương thích giữa chúng với chipset.
Một số thông tin về phần mềm CPUZ:

* Thẻ CPU





 Đây là thẻ CPU đùng để xem các thông tin về cpu của bạn.
- Name: nhãn hiệu của CPU mà máy bạn đang sử dụng vd: AMD Athlon 64 X2 4000+,Intel Celeron,Intel Pentium 4 519, Intel core 2 duo e7500, intel core i5 750, intel core i7 975, intel core i3 540 ...

- Code name: tên mã của loại CPU mà bạn đang sử dụng vd: Prescott,Conroe - L,Toledo, Westmere, Bloomfield, clarkdale...

- Package: loại chân cắm CPU vd: socket 775 LGA, socket 939, 1366 (core i7 dòng 9XX), 1156 (là socket dùng cho những CPU như i3, i5, một số là i7 sau này..)

- Technology: kích thước của nhân CPU vd 90nm, 65nm, 45nm, 32nm, 22nm (hiện chưa có trên thị trường)

- Voltage: điện áp nuôi CPU

- Specification: Tên của CPU mà máy của bạn đang sử dụng vd: intel core i3 CPU 540 3.07GHZ 

- Family,Ext. Family, Model,Ext.Model,Stepping,Revision: bạn có thể hiểu sơ là CPU này nằm trong dòng nào (chúng ta không cần quan tâm nhiều đến thông số này).

- Instructions: Các tập lệnh mà CPU này hỗ trợ vd:CPU Intel thường có cách tập lệnh sau MMX,SSE,SSE2,SSE3,EM64T, VT-x,... (những CPU sau này có rất nhiều tập lệnh được hỗ trợ, giúp cho việc vận hành, mã hóa, giải mã dữ liệu được nhanh hơn)

- Core Speed: đây là tốc độ của con CPU bạn đang sử dụng (một số dòng CPU có công nghệ điều chỉnh xung nhịp nên có thể tốc độ thực tế ở khung này không bằng tốc độ mặc định của CPU, chỉ khi dùng chương trình cần nhiều tài nguyên CPU thì tốc độ mới tự động được đẩy lên tối đa)

- Multiplier: Hệ số nhân. Nó ko liên quan đến việc OC. Việc thay đổi HSN cho phép CPU thay đổi tốc độ hoạt động phù hợp với yêu cầu, giúp tiết kiệm điện. Hay nói cách khác là CPU có khả năng tự thay đổi HSN và Voltage để tiết kiệm điện hơn, mà ko cần tác động từ phía người dùng. HSN cũng đóng vai trò lớn trong OC, nhưng việc thay đổi ở đây là tự động, do các công nghệ C1E, EIST, Turbo Boost... (i3 ko có Turbo boost).

LƯU Ý: KHI OVERCLOCK CPU ĐÒI HỎI CÁC BẠN PHẢI CÓ 1 SỐ KIẾN THỨC VỀ CÁCH THỨC OVERCLOCK CPU NẾU KHÔNG SẼ DỄ DẪN ĐẾN TRƯỜNG HỢP CHÁY CPU do vấn đề về nhiệt độ tăng cao mà không có tản nhiệt phù hợp.

- Bus Speed: tốc độ xung nhịp chuẩn

-QPI link: đây là tốc độ giao tiếp giữa CPU và Chipset, dòng i7 9xx thì dùng tuyết giao tiếp QPI (tốc độ lý thuyết có thể tới 6,4GT/s) những dòng i3, i5, i7 dùng socket 1156 thì thay thế tuyến QPI thành DMI, tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và PCH (như chipset ở những main board 3 chip) có thể ở mức 4,8GT/s

* Thẻ caches


Thẻ caches bộ nhớ đệm của CPU
- L1 Data, L1 Code: băng thông L1 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache

- Level 2 : băng thông của L2 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
...(một số dòng CPU sau này còn có L3cache..)
Trong thẻ Cache: L2 cache càng lớn thì CPU hoạt động nhanh hơn

* Thẻ Mainboard


Thẻ Mainboard dùng để xem thông tin về main của bạn.
- Manufacturer: tên nhà sản xuất ra loại mainboard

- Model: tên loại mainboard

- Chipset: tên loại chipset trên main

- Southbridge: tên chip cầu nam (một số dòng main board sau này trên socket 1156 sẽ không có chipset này do main chỉ còn CPU và 1 con chip gọi là PCH (Platform Controller Hub) thay thế vai trò của Chipset cũ)

* Thẻ Memory


Thẻ này nói về ram mà bạn đang sử dụng trong máy

- Type: loại ram mà máy bạn đang sử dụng

- Size: dung lượng ram của máy bạn

- Channels #: Số lượng ram cắm trên máy Single hoặc Dual hoặc Triple...

- Frequency: tốc độ chuẩn của ram

nếu máy bạn sử dụng loại ram DDR thì tốc độ bạn lấy số này x2 sẽ ra tốc độ bus của Ram
nếu máy bạn sử dụng loại ram SDRam thì ko cần x, lúc này con số trên khung Frequency là tốc độ bus của Ram

* Thẻ SPD 



Thẻ này nói chi tiết hơn về ram của bạn
Mục Memory Selection: số slot cắm ram trên mainboard, bạn chỉ cần chọn khe nào để kiểm tra cây ram đang cắm trên đó

Module Size: dung lượng của cây ram
MaxBandwith: băng thông (bus) của ram
Manufacturer: tên nhà sản xuất
Part Number: gần như là mã của ram đựơc nhà sản xuất quy ước
Manufacturing Date: ngày xuất xưởng của thanh ram. 




* Sữa lỗi không nghe nhạc được trên web

C1: Bạn vào trình duyệt web,  chọn tool/Internet options/Advanced, rồi tìm đến mục Multimedia rồi tích vào Playsound in webpages rồi chọn OK là xong!   hoặc click vào chữ reset.

C2: Bạn vào C:\WINDOWS\system32\Macromed\Flash chạy 2 file cài đặt bị mất là NPSWF32_FlashUtil.exe và FlashUtil10c.exe


C3: Bạn thử gỡ flashplayer và cài bản mới nhất vô xem sao

Bỏ lỗi checking file system

Thông thường, trong Windows mỗi lần máy tính bị tắt không đúng cách, có một chương trình là CHKDSK sẽ tự động chạy khi bạn khởi động lại máy. Bạn sẽ gặp phải một màn hình màu xanh thông báo rằng:”Checking file system on C: The type of the file system is NTFS......

Bạn chỉ cần ấn bất kỳ phím nào để bỏ qua, nhưng nó sẽ lại tiếp tục xuất hiện vào lần khởi động sau. Thậm chí kể cả khi bạn để cho quá trình check đĩa chạy xong nhiệm vụ của nó trên tất cả các ổ thì nó vẫn lù lù hiện ra mỗi khi bạn khởi động máy.Sau đây là cách tắt chức năng check đĩa cứng mỗi khi khởi động máy:Vào Start –> Run, gõ cmd –> Enter để mở cửa sổ nhập lệnh.
Giả sử máy bạn có 3 phân vùng đĩa cứng là các ổ C: D: E: và bạn muốn tắt chức năng check disk trên cả 3.
Gõ vào câu lệnh sau: chkntfs /x c: d: e:
Nếu bạn chỉ muốn tắt trên ổ C:thì câu lệnh sẽ là chkntfs /x c:
Tham sỗ /x có nghĩa là bỏ qua quá trình check đĩa trên các ổ được liệt kê trong câu lệnh.
Khởi động lại máy để xem kết quả.

* Hoặc bạn có thể chuyển ổ đĩa từ định dạng FAT32 sang NTFS

Star --> Run --> CMD --> OK -->  CD\  để trở về thư mục gốc
Tiếp theo bạn gõ lệnh chuyển đổi với cú pháp lệnh như sau:

convert tên ổ muốn convert /fs:ntfs
Ví dụ: bạn muốn chuyển đổi định dạnh tập tin hệ thống của ổ E đang là FAT hoặc FAT32 sang NTFS, bạn gõ lệnh như sau:
convert e: /fs:ntfs
 Bây giờ bạn hãy khởi động lại máy để xem kết quả nhé

 * Nếu ổ đĩa đang là NTFS mà vẫn bị lổi thì ta xử lý bằng cách sau:
       - Vào Start/ All Programs/ Accessories/ System Tools/ Scheduled Task để xem có chương trình nào đang sử dụng tính năng chkdsk (hay autochk) và xóa nó đi.
      - Mở Regedit,nhấn Ctrl-F nhập khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Contro l\Session Manager. Trong Session Manager, bạn bấm nhấp đúp chuột vào mục BootExecute rồi xóa dòng lệnh trong Value data. Khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực.     

Tuyệt chiêu giúp bạn tìm lại laptop bị đánh cắp

Laptop bị đánh cắp là “cơn ác mộng” mà bất kỳ ai cũng có thể phải đối mặt vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Prey, bạn vẫn còn cơ hội để tìm lại chiếc laptop bị đánh cắp của mình.
Khi laptop bị đánh cắp, bạn không chỉ mất đi tài sản của mình, mà quan trọng hơn hết, những dữ liệu chứa trên đó có thể là “vô giá” mà không thể nào tìm lại được (như những hình ảnh gia đình, bạn bè…)
Trên thế giới, đã có không ít trường hợp tìm lại được chiếc laptop đã mất của mình nhờ vào các công cụ theo dấu vết chuyên dụng. Mới đây nhất, một chuyên gia công nghệ đã tìm lại chiếc MacBook bị đánh cắp của mình nhờ vào phần mềm với tên gọi Prey.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức cài đặt và thiết lập Prey để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Prey là phần mềm nhỏ gọn và miễn phí, sẽ hoạt động trên hệ thống 1 cách âm thầm và bí mật. Thông thường, phần mềm không có tác dụng gì, tuy nhiên, ngay khi người dùng khai báo mất máy với hệ thống của Prey, phần mềm sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, thu thập thông tin của kẻ trộm đang sử dụng máy tính, chụp ảnh thủ phạm và gửi về cho người dùng để nhận dạng kẻ cắp.
Nếu bạn lo lắng rằng Prey là 1 phần mềm gián điệp, khi cài đặt lên máy tính sẽ tự ghi lại thông tin của người dùng thì bạn có thể an tâm, bởi lẽ chức năng của Prey sẽ không được kích hoạt cho đến khi người dùng khai báo mất máy, do vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm cài đặt và sử dụng trên máy tính của mình như 1 biện pháp đề phòng bất trắc.
  • Hướng dẫn cài đặt:
Đầu tiên, bạn download bản miễn phí của phần mềm tương ứng với hệ điều hành mình đang sử dụng tại đây.
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, để nguyên các mặc định và nhấn Finish. Trong lần đầu tiên sử dụng, phần mềm sẽ cho phép người dùng thiết lập các tùy chọn để sử dụng.
Sau khi nhấn nút Finish, 1 hộp thoại mới hiện ra, bạn nhấn OK tại hộp thoại này. Ở cửa sổ tiếp theo xuất hiện 3 tùy chọn, bạn chọn tùy chọn đầu tiên và nhấn Next.
Bước tiếp theo, chọn tùy chọn Prey + Control Panel, rồi tiếp tục nhấn Next.
Đánh dấu vào mục New User ở bước sau đó rồi nhấn Next.


Do đây là lần đầu tiên sử dụng, bạn cần phải khởi tạo 1 tài khoản Prey để sử dụng.
Bước tiếp theo hiện ra, bạn điền tên, địa chỉ email và mật khẩu vào khung tương ứng, sau đó nhấn Create để khởi tạo tài khoản mới.

Chờ trong giây lát, hộp thoại thông báo đăng ký thành công hiện ra. Bây giờ, bạn truy cập vào hộp thư mình đã sử dụng để đăng ký tài khoản, trong đó có 1 email được gửi đến từ Prey, chứa đường link kích hoạt. Nhấn vào đường link trong email để kích hoạt tài khoản đã đăng ký.
Sau khi hoàn tất kích hoạt tài khoản, quay trở lại giao diện của Prey, phần mềm sẽ tự động hoàn tất quá trình cài đặt và chạy ẩn dưới dạng 1 dịch vụ của Windows.
Prey hoạt động khá thầm lặng và không hề để lại bất kỳ dấu vết nào trên hệ thống. Điều này đảm bảo kẻ cắp laptop của bạn sẽ không thể nào lần ra được sự hiện diện của phần mềm theo dõi dấu vết này đã được cài đặt và sẽ không mảy may nghi ngờ.

  • Hướng dẫn thiết lập phần mềm

Nhằm che dấu cho tung tích, Prey không khởi tạo shortcut phần mềm trên desktop, thay vào đó, bạn kích hoạt giao diện phần mềm từ Start menu của Windows. Nhấn vào nút Start và tìm đến mục Configure Prey để bắt đầu thiết lập cho phần mềm.
Từ giao diện hiện ra, bạn nhấn vào tùy chọn Manage Prey Settings, sau đó nhấn Next. Tại đây, đánh dấu vào tùy chọn Enable Guest account để kích hoạt tài khoản khách trên Windows

Sở dĩ phải kích hoạt tài khoản khách trên Windows bởi vì tâm lý chung của những kẻ trộm laptop thường sẽ tò mò tìm kiếm xem trên máy tính vừa đánh cắp được có thông tin nào hữu ích hay không. Tuy nhiên, với tài khoản chính thường được đặt mật khẩu, kẻ trộm không thể truy cập vào Windows, do vậy chúng thường chọn giải pháp cài mới Windows, như vậy chức năng bảo vệ của Prey xem như vô nghĩa.
Với việc khởi tạo tài khoản khách không có mật khẩu bảo vệ, có khả năng kẻ trộm sẽ truy cập thông qua tài khoản khách và đó là cơ hội để Prey bắt đầu phát huy tác dụng của mình.
Quay trở lại giao diện chính của Prey, nhấn vào tùy chọn Options for Execution, nhấn Next để tiếp tục.
Tại đây, bạn có thể  chọn để Prey chạy dưới dạng 1 ứng dụng thông thường của Windows, hoặc ẩn dưới dạng 1 dịch vụ. Bạn nên chọn để Prey hoạt động dưới dạng dịch vụ (Windows Service) để kẻ trộm khó có thể nhận diện ra, ngay cả khi chúng mở Task Manager để quản lý các ứng dụng.






Mục Frequency cho phép thiết lập khoảng thời gian để Prey gửi thông tin thu thập được về cho bạn trong trường hợp máy tính bị đánh cắp. Bạn nên thiết lập thời gian khoảng 10 đến 15 phút để cập nhật thông tin được thường xuyên.

  • Hướng dẫn sử dụng khi laptop bị đánh cắp:

Trong trường hợp không may, laptop của bạn bị đánh cắp, bạn có thể truy cập vào http://control.preyproject.com/, sử dụng thông tin tài khoản đã đăng ký ở trên (email và mật khẩu) để đăng nhập vào mục quản lý của Prey.
Sau khi đăng nhập, nhấn vào biểu tượng chiếc laptop để bắt đầu các chức năng quản lý Prey.

Trong trường hợp máy tính đã bị mất, bạn thay đổi thiết lập mục Missing thành Yes để bắt đầu kích hoạt tính năng Prey trên laptop.
Mục Frequency of reports/actions cho phép thiết lập thời gian để Prey cập nhật thông tin về laptop bị đánh cắp. Như trên đã nói, bạn nên thiết lập 10-15 phút.

Mục Information to Gather cho phép thiết lập các thông tin mà Prey sẽ thu thập, bao gồm vị trí địa lý của địa điểm mà máy tính đang kết nối Internet, thông tin về hệ thống mạng mà laptop đang sử dụng (như nhà cung cấp dịch vụ, địa chỉ IP…) hoặc danh sách cá đường dây mạng mà laptop đang sử dụng…
Mục Actions to Perform cho phép thiết lập các hành động để bảo vệ laptop khi bị đánh cắp:

- Alarm: với thiết lập này, sau khoảng thời gian đã thiết lập, laptop của bạn sẽ phát ra âm thanh cảnh báo lớn để gây sự chú ý. Nếu may mắn kẻ đánh cắp laptop đang ngồi gần vị trí hiện tại, bạn có thể nghe thấy âm thanh này và phát hiện ra kẻ cắp. Tuy nhiên, cách thức này cũng khá mạo hiểm vì có thể cảnh báo cho kẻ cắp biết sự xuất hiện của phần mềm theo dấu vết.
- Mục Alert cho phép người dùng đưa ra thông điệp cảnh báo hoặc thương lượng với kẻ cắp. Bạn có thể đưa ra địa chỉ liên hệ và số tiền chuộc để hy vọng kẻ cắp sẽ thay đổi quyết định của mình. Tuy nhiên, tương tự như tính năng Alarm ở trên, tính năng này cũng có thể khiến kẻ cắp cảnh giác hơn.
- Chức năng Lock sẽ khóa laptop bị đánh cắp và không cho kẻ trộm truy cập vào máy tính cho đến khi điền đúng mật khẩu. Tuy nhiên điều này cũng vô tình làm mất đi tác dụng của Prey, do vậy bạn không nên kích hoạt.
- Secure: để  đảm bảo an toàn, tính năng này sẽ xóa toàn bộ cookies, lịch sử truy cập, mật khẩu lưu trữ trên trình duyệt của laptop để kẻ cắp không lợi dụng và sử dụng những tài khoản này.
Tại mục Session bên dưới sẽ cho phép Prey chụp lại giao diện màn hình của laptop mà kẻ cắp đang sử dụng. Dựa vào những màn hình này có thể lần ra được thông tin hữu ích nào đó của kẻ cắp.
Và tính năng cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng, đó là Webcam. Khi kích hoạt tính năng này, webcam trên laptop sẽ bí mật chụp ảnh của kẻ cắp và gửi về phần quản lý của Prey. Dựa vào hình ảnh chụp được, bạn có thể nhận diện được kẻ cắp của mình và hy vọng lần ra hắn.

Cuối cùng, nhấn vào nút Save Changes để lưu lại các thiết lập.
Sau khi thông báo việc mất laptop với Prey, cứ sau khoảng thời gian đã thiết lập (thường là 10 phút) và trong trường hợp kẻ cắp đang kết nối Internet, Prey sẽ liên tục gửi thông tin về cho chủ nhân thực sự.
Dựa vào các thông tin này và hình ảnh của kẻ cắp chụp từ webcam, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc cơ quan chức năng để tìm lại laptop của mình. Mỗi khi có thông báo mới, email của bạn sẽ được Prey thông báo để có thể cập nhật thông tin được kịp thời.
  • Hướng dẫn gỡ bỏ phần mềm:
Như trên đã nói, Prey hạn chế tối đa để lại dấu vết cho sự hiện diện của mình, nên việc gỡ bỏ Prey không thể tìm thấy trong công cụ gỡ bỏ phần mềm mặc định của Windows. Để gỡ bỏ phần mềm này, bạn tìm đến thư mục Prey trong start menu của Windows, rồi kích hoạt mục Uninstall.

* Sữa lỗi không tìm thấy card âm thanh trong Audition

- Bạn vào hộp thoai Run: gõ vào Services.msc
- Chọn dòng WindownAudio  ---> nhấn Start là vô chơi Audition lại được bình thường

Máy tính khởi động tới màn hình window XP thì tự reset

Trường hợp này có thể bạn bị nhiễm virus userinit.exe

Cách giải quyết:
Dùng USB sang máy khác copy file userinit.exe trong thư mục C:\Windows\System32\userinit.exe
Trở về máy đang nhiễm virus, boot bằng đĩa hirent boot vào Mini Windows XP (Xem hướng dẫn làm USB boot tích hợp Hirent boot tại đây).

Paste file userinit.exe từ USB sang thư mục C:\Windows\System32\userinit.exe, chọn YES nếu được hỏi.
Sau đó khởi động lại máy và kiểm tra lại nhé!

Thân ái.